Nguồn gốc
Kappa「河童」được coi là là một quái vật đáng sợ huyền thoại trong văn hóa dân gian Nhật Bản chuyên sống trong sông hồ và nuốt những đứa trẻ hư. Trong tiếng Nhật, tên gọi Kappa xuất phát từ Kawa (河 - sông) và Wappa (童 - đứa trẻ). Ngoài ra chúng còn có hơn 80 tên khác ở các vùng khác nhau, ví dụ như kawappa, gawappa, kōgo, mizushi, mizuchi, enkō, kawaso, suitengu, và dangame.
Theo truyền miệng của người Nhật kể rằng xa xưa những gia đình nghèo không có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng đã ném những đứa con mình sinh ra xuống sông, chúng đã biến thành Kappa để bắt cóc những đứa trẻ chơi đùa dưới sông, lại gần các con sông. Thủy quái Kappa giết chết các nạn nhân với mục đích ăn gan hoặc shirikodama「尻子玉」- bóng ma thuật mà người Nhật cổ đại tin rằng nó nằm ở hậu môn của con người.
Năm 1910, một cuốn sách nổi tiếng đề cập đến Kappa và bản tính hung hăng của nó có tên Tono Monogatari「遠野物語」- Huyền thoại vùng đất Tono - đã ra đời mà tác giả là nhà văn hóa học dân gian Yanagita Kunio「柳田 國男」. Từ đó, vùng hồ Tono luôn là một điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách, nhất là những người tin vào truyền thuyết và mong muốn được nhìn Kappa bằng xương bằng thịt một lần trong đời.
Bản tính
Theo như truyền thuyết dân gian Nhật Bản, Kappa là loài tiểu yêu, kích thước cỡ bằng đứa trẻ lên 5-6, nặng tầm 20kg, giống loài tinh tinh, đầu tóc bờm xờm, mũi dài khoằm, mặt và mắt tròn, hơn nữa chúng còn có râu màu nâu dưới cằm, da xanh xám có thể thay đổi màu sắc tùy theo môi trường, tay chân có 5 ngón và có màng, bụng có một chiếc túi đựng đồ vật, thân thể có mùi tanh như cá.
Đặc biệt trên đầu Kappa có một cái đĩa màu đỏ hình bầu dục để đựng nước, người ta tương truyền rằng khi cái đĩa còn nước là loài Kappa vẫn còn sở hữu sức mạnh ghê gớm. Theo thần thoại của Nhật, hố trên đầu phải luôn có nước khi kappa lên bờ, nếu không nó sẽ mất sức mạnh. Kappa là thủy quái song lại có thể sống cả ở trên cạn lẫn dưới nước. Tuy nhiên, về cơ bản chúng ưa thích cuộc sống ẩm ướt ở các sông, hồ, ao, kênh đào. Chúng là loài bơi cực giỏi, lặn rất sâu; hình ảnh chúng ăn sâu vào tâm thức người Nhật đến nỗi những ai bơi giỏi sẽ được ví “bơi giỏi như Kappa” hay nếu chẳng may bơi giỏi mà chết đuối thì sẽ là “kappa-no-kawa-nagare” nghĩa là "Đến Kappa còn chết đuối".
Kappa cực kỳ yêu thích trứng, táo, dưa chuột và gan… người, rất ghét kim loại và tiếng ồn. Ngôn ngữ giao tiếp của Kappa là những tiếng quắc quắc. Kappa có hành vi và tính cách khá giống trẻ con, kẻ gây ra vô cùng nhiều rắc rối. Nếu trêu chọc Kappa, chúng sẽ khóc còn ngược lại nếu đối xử tốt, đôi khi chúng lại giúp đỡ con người. Kappa là kẻ đầu têu những trò phá rối đáng sợ, hay dọa và bắt cóc trẻ con, tốc váy kimono của phụ nữ, kéo chân nhiều người xuống nước và đặc biệt chúng khá thích Sumo, chúng thường bắt những đứa trẻ bị bắt cóc chơi vật Sumo với chúng.

Dù là loài thủy quái rất đáng sợ nhưng có những yếu điểm như chúng sợ lửa và tiếng ồn lớn. Do đó, rất nhiều ngôi làng hàng năm sẽ tổ chức lễ hội pháo hoa, thắp sáng đèn khắp nơi để xua đuổi không cho chúng không trêu trọc, phá hoại cuộc sống của người dân. Kappa luôn đội một chiếc đĩa trên đầu, để có thể đánh bại Kappa cần tìm cách khiến nó cúi người xuống, nước sẽ đổ ra và làm nó yếu đi. Loài thủy quái này khá yêu thích dưa chuột do vậy các bậc phụ huynh thường khắc tên con mình lên quả dưa chuột, ném xuống sông nó bảo vệ những đứa trẻ thoát khỏi sự tấn công của Kappa.
Kappa trong văn hóa hiện đại
Chimera Kappa「キメラカッパ」trong Tokyo Mew Mew
Suiko「スイコ」trong Karas
Kaatan「かぁたん」trong Kappa no Kaikata
Kappa「河童」trong Nurarihyon no Mago
Kawashiro Nitori「河城 にとり」trong Touhou Project
Ludicolo「ルンパッパ」, Lotad「ハスボ」, and Lombre「ハスブレロ」trong Pokémon
Walkappa「ノガッパ」trong Yokai Watch
Jaken「邪見」trong Inuyasha
Ebina「海老名」trong Gintama
Karasuma Ooji「烏丸 大路」trong School Rumble
Kappa「河童」trong Onmyoji
Ad: LH
※-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------※
O(≧∇≦)O Share mạnh bài viết cho bạn bè của mình cùng biết nào !!! O(≧∇≦)O
※-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------※
Trường Nhật ngữ SANKO Việt Nam
Lầu 3, Tòa nhà Phụ nữ, số 20, Nguyễn Đăng Giai, P. Thảo Điền, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0903 308 962
Email: sanko@sgi-edu.com
Website: nhatngusanko.com
Bạn có thể để lại "Họ Tên, SĐT, nội dung cần tư vấn", bên trường sẽ liên hệ với bạn để giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian sớm nhất