TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SANKO VIỆT NAM
Lầu 3, Tòa Nhà Phụ Nữ, số 20, Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM

Truyền thuyết Nhật Bản: Tengu

10/09/2018

Tengu「天狗」- Thiên Cẩu, là một trong những yêu quái nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Chúng sống chủ yếu ở những vùng rừng núi và đôi khi được coi trọng như thần thánh. Một số người còn tin rằng Tengu là cầu nối giữa con người với thế giới thần linh.
 

Nguồn gốc
Trong nghệ thuật truyền thống, Tengu được miêu tả như là một sinh vật giống người với mỏ chim dài, có cánh và lông đuôi sau lưng, móng vuốt ngón tay và ngón chân. Một vài bản vẽ kỳ quái thì chúng có móng có vảy, môi, tai nhọn, miệng đầy răng sắc nhọn, chân chim 3 ngón. 
 

 
Đến khoảng thế kỷ 14, cái mỏ ấy dần được thay thế bởi một cái mũi đặc biệt lớn và dài cùng bộ mặt đỏ gay khiến chúng trông rất quái dị trong bộ quần áo của một nhà sư, nhưng cũng làm các tengu có phần giống con người hơn. Hình ảnh này vẫn được duy trì đến ngày nay trên các mặt nạ và tượng ở đền thờ Shinto.

Hiện nay nguồn gốc ra đời của tengu vẫn là một câu hỏi lớn. Một số cho rằng tengu là một nhân vật trong truyện dân gian Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản từ khá sớm. Tuy nhiên, theo Cổ Sự Kí, thì Amanozako「天逆毎」, một nữ thần sinh ra từ Susanoo「スサノオ」có nhiều điểm tương đối giống với những mô tả xưa nhất về tengu. Do đó, ta cũng có thể coi Amanozako là tiền thân của tengu ngày nay.

 

 
Bản tính
Sở hữu đôi cánh lớn, một điều nên hiển nhiên tengu bay rất giỏi. Chúng được cho là có thể bay từ chỗ này sang chỗ khác chỉ trong nháy mắt. Nó giải thích tại sao loài tengu sống chủ yếu trên núi cao mà ta vẫn thường nghe kể về việc có người gặp chúng trên đường. Tengu là những bậc thầy trong nghệ thuật biến hình. Cũng giống như nhiều loài yêu quái khác, chúng thích sử dụng khả năng này để trêu chọc, lừa gạt con người. Dễ thấy nhất là các tengu giả làm ẩn sĩ lang thang hoặc nhà sư để bày trò lừa gạt. Nhưng khác với các yêu quái khác, tengu ít khi giết người để ăn thịt.
 

 
Các nạn nhân bị tengu bắt cóc sau một thời gian thường được trả về ở một địa điểm cách xa nơi bị bắt cóc và không nhớ gì về sự việc này. Hiện tượng này gọi là Kami Kakushi「神隠し」hay Tengu Kakushi「天狗隠し」. Do đặc điểm này nên đôi khi người nhà của những người bị mất tích do đi lạc cũng đổ lỗi cho tengu. Vì những trò quái ác như vậy, thỉnh thoảng ta vẫn thấy có người đem thức ăn để cúng cho tengu, hy vọng chúng để họ yên.
 

 
Tengu không thích những người kiêu ngạo và ích kỷ, nhưng chính chúng lại có tiếng là kiêu ngạo, thù dai và rất dễ bị xúc phạm. Dù ưa thích cuộc sống khá tách biệt và yên ổn, các tengu lại rất thích can thiệp vào xã hội con người. Chính những tính cách này khiến chúng đôi khi bị gắn với hình ảnh của chiến tranh.
 

 
Theo truyền thuyết, các tengu rất hiểu biết về các kỹ thuật chiến đấu. Minamoto no Yoshitsune「源義経」, một chiến binh nổi tiếng cuối thời Heian, tương truyền là một tay kiếm xuất sắc là do được truyền lại từ Sōjōbō「僧正坊」- được xem là "Vua của loài Tengu". Vì thế, nếu một lúc nào đó bạn có dịp đến thăm 2 ngọn núi Takao hay Kurama tại Nhật Bản và bất chợt gặp một người đàn ông có cái mũi dài đang đi trên đường thì hãy cẩn thận. Đó rất có thể là một tengu giả làm người để đánh lừa bạn.

Tengu trong thời nay

Thời nay, Tengu thường được thể hiện trong các bộ manga, anime hay kể cả hoạt hình phương Tây. Ngoài ra, các loại nhạc kịch cũng thường xuyên có góp mặt những chiếc mặt nạ mũi dài này.
 
Tenkuuou「天空王」, hay gọi là Sky King trong One Punch Man.


Akadama Sensei「赤玉先生」trong Uchouten Kazoku.


Oo-Tengu「大天狗」và Karasu Tengu「烏天狗」trong Onmyoji.


Các loại mặt nạ thường được sử dụng để nhập vai Tengu.


Tengu thường được thể hiện trong các dịp lễ hội hay múa ca kịch.

 
Ad: LH

※​-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------※​​
(≧∇≦)O      Share mạnh bài viết cho bạn bè của mình cùng biết nào !!!      O(≧∇≦)
※​-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------※​​​

Trường Nhật ngữ SANKO Việt Nam

Lầu 3, Tòa nhà Phụ nữ, số 20, Nguyễn Đăng Giai, P. Thảo Điền, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0903 308 962
Email: sanko@sgi-edu.com
Website: 
nhatngusanko.com

Bạn có thể để lại "Họ Tên, SĐT, nội dung cần tư vấn", bên trường sẽ liên hệ với bạn để giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học ở form dưới đây

Các tin bài khác