TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SANKO VIỆT NAM
Lầu 3, Tòa Nhà Phụ Nữ, số 20, Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM

Các trò chơi truyền thống ở Nhật Bản

04/01/2019

Cũng như ở Việt Nam, Nhật Bản cũng có các trò chơi truyền thống mà đại đa số người dân Nhật Bản đều biết tới. Hãy cùng Nhật ngữ Sanko tìm hiểu thêm về các trò chơi này nhé!


Pachinko「パチンコ」là một loại trò chơi sử dụng máy giải trí điện tử, sử dụng vật liệu chính là các hòn bi kim loại nhỏ. Đây là một trong những trò chơi cực kì phổ biến ở Nhật Bản. Một năm, ngành giải trí Pachinko ước tính lợi nhuận có thể lên đến ¥30,000,000,000,000 (tương đương tận 6,431,636,209,158,000VND).


Beigoma「ベーゴマ」là một trò chơi sử dụng các con quay, được lên dây cốt bởi các sợi dây thừng nhỏ. Mỗi lần chơi sẽ có từ 2 con quay trở lên đấu với nhau.


Daruma-san ga Koronda「だるまさんがころんだ」có cách chơi rất đơn giản. Một người sẽ bị làm "kon". Thay vì đếm đến 10 như một số nước khác, người làm Kon sẽ nói câu "Daruma-san ga koronda~". Đối với những người còn lại, cách chiến thắng là chạy đến phía "Kon" mà không để bị bắt gặp giữa đường di chuyển. Khi "Kon" đọc hết câu và bắt được người đang di chuyển thì 2 người sẽ đổi vai cho nhau.


Fukuwarai「福笑い」có nghĩa nôm na là Tiếng cười hanh phúc. Người chơi phải bịt mắt, và trước mặt là một bức tranh vẽ một khuôn mặt nhưng không có mắt mũi miệng gì cả. Mục đích của trò chơi là phải gắn các mẩu giấy mắt, mũi, miệng lên trên khuôn mặt. Những người chơi xung quanh sẽ giúp đỡ người chơi bằng cách nói: “cao lên”, “sang trái”, sang phải, v.v. Và sau khi người chơi mở mắt là những tiếng cười sảng khoái giảm stress rất hiệu quả.


Hanetsuki「羽根突き」là một trò chơi đánh cầu truyền thống của người Nhật vào đầu năm mới, sử dụng một chiếc vợt gỗ có dạng hình mái chèo được gọi là Hagoita「羽子板」và chiếc cầu làm bằng quả bồ hòn có màu đen, tròn và cứng. Vào giữa thời Edo, vợt Hagoita được trang trí rực rỡ và trở thành một món đồ mỹ nghệ thường được tặng cho con gái nhân dịp Tết đầu tiên. Đi cùng với chiếc vợt Hagoita còn có cầu Hane「羽根」, làm từ hạt quả bồ hòn có màu đen và lông chim.


Janken「じゃんけん」giống như oản tù tì của người Việt Nam ta, người Nhật dùng một tay để chơi oản tù tì. Khi oản tù tì thì họ nói "Jan-Ken-Pon". Khi chơi Janken, người Nhật chỉ sử dụng “Bao, Búa và Kéo”, nếu như hòa thì người Nhật sẽ nói "Aiko-de-sho".


Kancho「カンチョー」là trò đùa phổ biến ở Nhật Bản. Người chơi sẽ chắp hai tay với nhau thành hình khẩu súng với 2 ngón trỏ giơ lên phía trước và sau đó chọc thẳng vào mông người khác trong khi hét to “Kancho!”


Kakurenbo「かくれんぼ」là tên gọi tiếng Nhật của trò chơi trốn tìm. Tuy nhiên, có một trò trốn tìm khá kinh dị bắt nguồn từ Nhật Bản, đó là Hitori Kakurenbo「ひとりかくれんぼ」có nghĩa là "Trốn tìm một minh".


Kendama「けん玉」được làm bằng gỗ, bao gồm một tay cầm (Ken) và một quả bóng (dama) nối với nhau bằng sợi dây. Tay cầm có dạng giống như thanh kiếm, đỉnh của tay cầm vừa vặn khớp với một cái lỗ trên quả bóng, ngoài ra còn có 3 miệng chén với kích cỡ khác nhau nằm ở hai phía tay cầm và phía dưới. Trông đơn giản ở cái nhìn đầu tiên, nhưng nó là một trò chơi sâu với hơn 1.000 kỹ thuật khác nhau để người chơi cố gắng để làm chủ.


Hopscotch「ホップスコッチ」là trò chơi dân giản nhảy lò cò thường được chơi thành một nhóm với số lượng từ 2 đến 5 người. Có thể nhiều hơn nhưng sẽ rất mất thời gian để quay vòng một lượt chơi. Ở Nhật, khi chơi thì họ sẽ hô "Ken" khi nhảy bằng 1 chân và "Pa" khi nhảy bằng 2 chân. Nên đôi khi trò nhảy lò cò này còn được gọi là Ken-Ken-Pa「ケンケンパ」.


Nawatobi「縄跳び」tương tự như trò nhảy dây ở Việt Nam.


Onigokko「鬼ごっこ」là một trò chơi đuổi bắt. Nó có thể được chơi một cách đơn giản là ai bị chạm vào thì sẽ thua, hoặc cũng có các biến thể khác như Keidoro「ケイドロ」, Koori Oni「こおり鬼」, Tetsunagi Oni「手つなぎ鬼」, v.v.


Otedama「お手玉」là một trong những trò chơi truyền thống của trẻ em Nhật Bản bằng cách sử dụng những túi đậu được tung lên cao. Là một trò chơi theo nhóm, nhưng vẫn có thể chơi một mình được vì Otedama có rất nhiều cách chơi khá linh hoạt, khi đến lượt, người tham gia phải vừa tung hứng vừa hát. Các túi đậu dùng để chơi otedama được gọi là ojami「おじゃみ」, chúng được làm từ vải quần áo cũ và đựng những hạt đậu vào trong


​Igo「囲碁」là một loại gameboard rất nổi tiếng về mức độ thâm sâu và chiến lược. Ngày 5/1 hàng năm được Viện Cờ Nhật Bản lấy làm Ngày Cờ Vây thông qua cách chơi chữ: 1月5日 –> 1 = i(chi), 5 = go, “igo” nghĩa là “cờ vây”. Đây là một trong những trò chơi trí tuệ được người Nhật yêu thích. Luật chơi cờ vây rất đơn giản nhưng để thành thạo bộ môn cờ này lại khó hơn hẳn vì cờ vây có sức biến hóa kinh khủng.


Shogi「将棋」có thể được nói đơn giản là cờ tướng Nhật Bản. Giống như cờ vua hoặc cờ tướng, bên nào chiếu hết ăn được tướng của đối phương là thắng. Trường hợp đối phương dùng 1 quân chiếu vua của đối phương liên tiếp 4 lần bằng 1 nước giống nhau thì đối phương sẽ bị xử thua.


Hanafuda「花札」là một dạng thức bài truyền thống của Nhật Bản, ra đời vào khoảng đầu thế kỉ 19. Là một loại bài đặc biệt không có số và thời lượng chơi không dài nên tránh né được lệnh cấm bài bạc của chính phủ và rất được ưa chuộng. Hanafuda có khá nhiều cách chơi, phổ biến nhất là 88「八八」 và Koi-Koi「こいこい」.


Sugoroku「すごろく」là một trò chơi của Nhật Bản đã trở thành một truyền thống cho trẻ em chơi trong ngày đầu năm mới. Sugoroku tương tự như các trò chơi mô phỏng con rắn và cái thang, trong đó một người sẽ tung xúc xắc và di chuyển số ô tương ứng dựa trên con số trên xúc xắc. Ban đầu, nó không phải là trò chơi của trẻ em mà được chơi bởi người lớn, tính chất của trò chơi dựa trên sự may mắn.


Menko「めんこ」trong tiếng Nhật nghĩa đen là một vật nhỏ có “nhân dạng”. Đầu tiên là oẳn tù xì để tìm ra thứ tự chơi của mỗi người. Tất cả mọi người, trừ người đến lượt sẽ phải bỏ ra một thẻ menko của mình và để chúng xuống đất – trong một khoảng được giới hạn bởi vạch phấn, dây dù hoặc băng dính. Nếu tấm thẻ trên đất bị thổi văng đi ra khỏi vòng chơi hoặc bị lật lên thì người chơi sẽ giữ tấm thẻ đó và người bị mất tấm thẻ sẽ thua.


Richi Ma-jan「リーチ麻雀」đơn giản chỉ là cờ mạt chược, tuy nhiên nó được chơi theo luật của Nhật Bản.


Sudoku「数独」là một trò chơi yêu cầu người chơi điền số vào những chỗ trống. Qui luật đó là các hàng và cột phải chứa đựng các số khác nhau, không được trùng lặp.


Chouhan「丁半」khá là giống cách chơi lắc xúc xắc Tài Xỉu, khác ở chỗ là Chou「丁」là chẵn và Han「半」là lẻ.
 
Ad: LH

※​-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------※​​
(≧∇≦)O      Share mạnh bài viết cho bạn bè của mình cùng biết nào !!!      O(≧∇≦)
※​-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------※​​​

Trường Nhật ngữ SANKO Việt Nam

Lầu 3, Tòa nhà Phụ nữ, số 20, Nguyễn Đăng Giai, P. Thảo Điền, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0903 308 962
Email: sanko@sgi-edu.com
Website: 
nhatngusanko.com

Bạn có thể để lại "Họ Tên, SĐT, nội dung cần tư vấn", bên trường sẽ liên hệ với bạn để giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học ở form dưới đây

Các tin bài khác