Nguồn gốc của lễ hội
Trong tiếng Nhật, từ Setsubun「節分 - Tiết Phân」mang ý nghĩa “sự phân chia giữa các mùa”, và đây cũng là từ dùng để chỉ một ngày trước ngày lập xuân, lập hạ, lập thu và lập đông. Điều này cũng đồng nghĩa với việc một năm có đến 4 dịp Setsubun. Thêm vào đó, nếu tính theo Âm Dương Lịch (là một loại lịch dựa trên sự vận hành của mặt trăng và mặt trời) thì tháng 2 chính là tháng đầu tiên của năm mới, bởi vậy ngày mùng 3 tháng 2 (tiết lập xuân) hàng năm được người Nhật gọi riêng là “Setsubun” và lễ hội Setsubun thường được tổ chức vào ngày này.
Vào thời xưa, các loại yêu ma quỷ quái thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Người Nhật cho rằng chính những loại ma quỷ này sẽ đem đến những điều không tốt như dịch bệnh hay tai nạn. Thêm vào đó, người dân Nhật cũng quan niệm rằng các loại hạt ngũ cốc và hoa quả mang sức mạnh kỳ diệu giúp loại bỏ những điều xấu. Trong số đó, hạt đậu (Mame) được cho là có chứa sức mạnh đuổi “quỷ”. Bởi vậy mà người Nhật mới có tục lệ ném đậu nành rang để xua đuổi ma quỷ vào tiết xuân phân hàng năm.
Thời điểm tổ chức lễ hội
Lễ hội Setsubun ở Nhật Bản được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 2 hàng năm. Đây là một ngày lễ lâu đời vô cùng quen thuộc với người dân Nhật Bản và được tổ chức hàng năm để đón chào mùa xuân (tiết lập xuân).
Quá trình diễn ra lễ hội
Người ta sẽ làm một nghi lễ Mamemaki để xua đuổi yêu ma bằng cách rắc đậu. Người thực hiện lễ này gọi là Toshiotoko「年男」, người đàn ông trong gia đình mà có mệnh hợp với năm đó tính theo lịch 12 con giáp của người Hoa. Người này cũng có thể là trưởng nam trong gia đình.
Irimame「炒り豆」là đậu nành nướng trong tiếng Nhật, sẽ được rắc vào một thành viên trong gia đình, người này sẽ đeo mặt nạ quỷ Oni hoặc cũng có thể rắc khỏi cửa nhà. Khi rắc, người Nhật sẽ đọc một câu như kiểu thần chú là "Oni wa soto! Fuku wa uchi"「鬼は外! 福は内!」, tạm dịch là "Quỹ dữ cút ra! May mắn mời vào!". Theo quan niệm của họ, đậu nành sẽ giúp đánh đuổi những linh hồn xấu mang sự xui xẻo đến cho gia chủ. Tiếp đó, người ta sẽ ăn hạt đậu để mong muốn có được may mắn, mỗi hạt tượng trưng cho một tuổi, một số vùng lại ăn thêm một hạt với mong muón năm mới sẽ ngập tràn điều vui.
Một số đình chùa còn mời các Sumo, võ sĩ đấu vật nổi tiếng ở Nhật Bản, sự kiện này khá nổi tiếng, có cả đài truyền hình về quay và phát sóng toàn quốc.
Một phong tục nữa trong lễ hội này, xuất hiện ở Kansai từ thời Endo đó là ăn Ehomaki「恵方巻」trong bữa tối, đây là một loại sushi cuốn rong biển khá phổ biến, còn được gọi là Norimaki. Thông thường họ cắt thành khoanh, nhưng riêng ngày này thì lại để cả cuộn, bởi họ sợ ảnh hưởng đến vận may. Nói về ẩm thực Nhật Bản là nói đến sự đa dạng, cầu kỳ trong mỗi món ăn. Ehomaki cũng vậy, món này cần đủ 7 loại nhân khác nhau, tượng trưng cho 7 vị thần may mắn Shichifukujin「七福神」. Nguyên liệu gồm có kanpyo (dây bầu khô), nấm shiitake, trứng chiên, dưa chuột, sakura denbu (khô cá xé nhỏ giả hoa anh đào), lươn, đậu phụ khô... biểu tượng của hạnh phúc, sức khỏe.
Thưởng thức món ăn này không thể thiếu chiếc la bàn, quay mặt về phía "Ehou"「恵方」- là hướng thuận tiện và may mắn của năm đó. Và thêm một điều nữa là trong bữa ăn cần giữ im lặng từ đầu đến cuối nếu không vận may sẽ không đến được.
Setsubun là lễ hội truyền thống ở Nhật, báo hiệu màu xuân đang đến tính theo lịch âm. Vì vậy các bạn nào muốn đến xem lễ hội này nên lựa chọn thời gian đến đây cho hợp lý nhé!
※-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------※
O(≧∇≦)O Share mạnh bài viết cho bạn bè của mình cùng biết nào !!! O(≧∇≦)O
※-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------※
📚 Trường Nhật ngữ SANKO Việt Nam
🏠 Lầu 3, Tòa nhà Phụ nữ, số 20, Nguyễn Đăng Giai, P. Thảo Điền, Quận 2, TPHCM
📞 Hotline: 0903 308 962
📩 Email: sanko@sgi-edu.com
🌐 Website: nhatngusanko.com
👉 Bạn có thể để lại "Họ Tên, SĐT, nội dung cần tư vấn", bên trường sẽ liên hệ với bạn để giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian sớm nhất.